MOSAIC LÀ GÌ? VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT KHẢM
Có thể bạn đã bắt gặp đâu đó những bức tranh, tường hoặc sàn nhà hay thậm chí trên một món đồ nội thất, đồ trang trí nào đó những mảng màu sắc, hình ảnh lấp lánh được nối với nhau bằng những mảnh gạch nhỏ. Bạn bị thu hút bởi những tác phẩm độc đáo này và tự hỏi đây là phong cách nghệ thuật gì. Đó là mosaic hay còn gọi là nghệ thuật khảm. Vậy chi tiết hơn mosaic là gì, lịch sử hình thành và ứng dụng khảm ngày nay ra sao? Hãy cùng Casa Bella tìm hiểu trong bài viết!
Nghệ thuật mosaic tinh xảo, độc đáo (Nguồn: Sicis)
Mosaic là gì?
Mosaic hay nghệ thuật khảm là kỹ thuật sử dụng các chi tiết nhỏ để tạo ra toàn bộ hình ảnh hoặc vật thể. Mosaic thường được lắp ráp bằng những viên gạch nhỏ làm bằng thủy tinh, đá hoặc các vật liệu khác. Thông thường, gạch sẽ có hình vuông, nhưng cũng có thể có hình tròn hoặc một số hình dạng ngẫu nhiên khác. Những viên gạch hình vuông nhỏ được gọi là “tesserae”, và những viên gạch tròn được gọi là “pebble” (sỏi hoặc đá cuội).
Tham khảo thêm về các sản phẩm mosaic nghệ thuật tại đây!
Mosaic là kỹ thuật dùng các chi tiết nhỏ để tạo ra toàn bộ hình ảnh hoặc vật thể (Nguồn : Sicis)
Gạch khảm thường có dạng hình vuông (Nguồn: Sicis)
Hoặc cũng có thể là hình tròn hay những hình dáng khác (Nguồn: Sicis)
Một hình dáng độc đáo khác của gạch khảm (Nguồn: Sicis)
Mosaic có từ bào giờ?
Thuật ngữ “mosaic” được cho rằng có thể bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp “mousa”, có nghĩa là “nàng thơ”. Trang khảm có lịch sử lâu đời, được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Lưỡng Hà cổ đại, nơi những mảnh gạch nhỏ được tìm thấy trong một ngôi đền từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Song những hiện vật này vẫn còn ngẫu nhiên và đơn giản. Mãi cho đến thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, mosaic mới bắt đầu cầu kỳ hơn với những bức tranh mô tả cảnh, hoa văn và biểu tượng trong đời thực.
Nhiều năm trôi qua, nghệ thuật khảm trở nên phức tạp và chân thực hơn. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, những bức tranh khảm mô tả các hình ảnh Thiên chúa giáo được lưu giữ nhiều trong các vương cung thánh đường và nhà thờ nổi tiếng trên khắp châu Âu. Các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy những bức tranh mosaic có hoa văn hình học đầy màu sắc ở Trung Đông và Châu Á.
Mosaic trở nên lỗi thời vào thời Phục hưng và được thay thế bằng tranh sơn dầu. Trong thời kỳ Gruzia và Victoria, đồ trang sức khảm trở nên phổ biến. Các thợ kim hoàn sẽ tạo ra những hình ảnh và họa tiết bằng kỹ thuật micromosaic và đặt chúng vào trâm cài, dây chuyền và nhẫn. Nhưng thật không may, việc làm đồ trang sức khảm này rất cầu kỳ và tốn khá nhiều thời gian nên dần không còn phổ biến.
Xem thêm những tác phẩm tranh mosaic tại đây!
Nghệ thuật khảm đã xuất hiện từ lâu đời (Nguồn: Internet)
Kỹ thuật lắp ráp micromosaic ứng dụng làm trang sức (Nguồn: Sicis)
Nghệ thuật mosaic ngày nay
Nghệ thuật mosaic ngày nay được thực hiện bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp, nghệ sĩ đường phố và là một nghề thủ công phổ biến. Có thể sử dụng nhiều vật liệu khác ngoài đá và gốm truyền thống như vỏ sò, thủy tinh và hạt,…
Khảm trở nên phổ biến mạnh mẽ trở lại vào đầu thế kỷ 21. Kỹ thuật này phong phú hơn với những ý tưởng và cách tiếp cận mới. Mosaic đã phát triển thành một nghề thủ công và một loại hình nghệ thuật phổ biến, không chỉ giới hạn ở các chuyên gia. Các nghệ nhân và thợ thủ công ngày nay cũng có thể tạo ra những tác phẩm khảm đẹp mắt bằng đá, gốm sứ, vỏ sò, thủy tinh nghệ thuật, gương, hạt và thậm chí cả ngọc trai, ảnh,…
Trong khi những bức tranh mosaic cổ có xu hướng mang tính kiến trúc thì những bức tranh khảm hiện đại được tìm thấy ở tất cả mọi thứ, từ ghế đá công viên, chậu hoa cho đến đàn guitar và xe đạp,… Trong những món đồ có thể nhỏ như một chiếc khuyên tai hoặc to lớn như một ngôi nhà. Mosaic có thể được tìm thấy trên những bức tường, các dự án thủ công, nghệ thuật sân vườn, mỹ thuật hoặc trong một tác phẩm điêu khắc,… Với khảm, bạn có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, bền bỉ và ít phải bảo trì.
Xem thêm: 20+ mẫu tranh mosaic nghệ thuật, sang trọng, đẹp mắt
Những bức tranh mosaic trang trí tường (Nguồn: Sicis)
Các nghệ nhân cũng áp dụng kỹ thuật khảm để tái hiện lại những kiệt tác (Nguồn: Sicis)
Những đường nét mềm mại, uyển chuyển được tạo ra bởi gạch khảm (Nguồn: Sicis)
Những bức tranh mosaic đầy sáng tạo, đa dạng màu sắc (Nguồn: Sicis)
Mosaic phủ trên tường và sàn nhà (Nguồn: Sicis)
Nghệ thuật khảm còn được áp dụng làm thảm sàn (Nguồn: Sicis)
Sàn cosmati độc đáo được làm bằng kỹ thuật khảm (Nguồn: Sicis)
Tham khảo thêm về thảm sàn mosaic tại đây!
Ứng dụng nghệ thuật khảm trong phòng tắm (Nguồn: Sicis)
Mosaic ốp hồ bơi (Nguồn: Sicis)
Mosaic mang đến vẻ đẹp độc đáo cho hồ bơi (Nguồn: Sicis)
Nghệ thuật khảm mang đến những vẻ đẹp ấn tượng (Nguồn: Sicis)
Hồ bơi như đa màu sắc hơn với gạch khảm (Nguồn: Sicis)
Tham khảo thêm mosaic ốp lát hồ bơi tại đây!
Gạch mosaic ứng dụng trong phòng tắm (Nguồn: Sicis)
Nghệ thuật khảm phủ vẻ đẹp sang trọng, độc đáo lên những món đồ (Nguồn: Sicis)
Tay nắm cửa phủ mosaic tinh xảo (Nguồn: Sicis)
Micromosaic được ứng dụng làm trang sức (Nguồn: Sicis)
Tham khảo thêm về mosaic solid colours tại đây!
Các phương pháp khảm mosaic
Có hai phương pháp chính để tạo ra một tác phẩm khảm:
Khảm trực tiếp
Để ứng dụng kỹ thuật này, các nghệ nhân sẽ đặt những mảnh gạch trực tiếp lên bề mặt cuối cùng, đặc biệt phù hợp với các bề mặt ba chiều như bình hoa, những bề mặt nhỏ như mặt bàn,….
Với phương pháp khảm trực tiếp, ta có thể thấy hình ảnh được hoàn thiện dần dần, thuận lợi điều chỉnh màu sắc hoặc vị trí của gạch,…
Một phương pháp hiện đại hơn của khảm trực tiếp là phương pháp “trực tiếp kép”, khảm trực tiếp trên lưới sợi thủy tinh. Sau đó, bức tranh khảm sẽ được tiếp tục hoàn thiện với thiết kế hiển thị rõ trên bề mặt và sau đó được đặt vào vị trí cuối cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng trên các bề mặt đồ trang trí hoặc những bức bích họa lớn, giúp nghệ nhân tạo ra một bức tranh khảm sẵn sàng để lắp đặt, không cần mất quá nhiều thời gian có mặt trực tiếp tại công trình.
Khảm gián tiếp
Phương pháp khảm gián tiếp thường được sử dụng cho các dự án rất lớn. Gạch được dán úp xuống giấy lót bằng chất kết dính, sau đó áp lên tường, sàn nhà hoặc các dự án thủ công. Phương pháp này giúp các nghệ nhân thực hiện nhanh chóng và giúp đảm bảo các bề mặt phía trước của gạch khảm cân bằng trong cùng một mặt phẳng, ngay cả khi sử dụng các mảnh gạch có độ dày khác nhau. Những bức tranh tường, ghế dài và mặt bàn,… là một số vật dụng thường được làm bằng phương pháp khảm gián tiếp,…
Xem thêm: Gạch Mosaic là gì? Cách chọn gạch mosaic ốp lát đẹp, chất lượng
Những nghệ nhân kiên nhẫn, tỉ mỉ để tạo ra những kiệt tác mosaic (Nguồn: Sicis)
Những viên gạch được nghệ nhân lắp ghép thủ công bằng tay (Nguồn: Sicis)
Các thuật ngữ thường thấy trong mosaic
- Tesserae: Những khối nhỏ bằng đá, ceramic, thủy tinh,… để tạo nên một tác phẩm khảm.
- Andemento: Hướng hoặc dòng chảy của các tesserae trong một bức khảm. Trong đó có thể kể đến opus regulatum (các tesserae gióng theo chiều dọc và chiều ngang), opus circumactum (vật khảm được đặt chéo theo hình bán nguyệt hoặc hình quạt), opus vermiculatum (các vật để khảm được đặt dọc theo đường nét của hình ảnh mà nó mô tả),…
- Micromosaic: các mảnh tesserae rất nhỏ, thường thấy trong các món đồ trang sức.
- Interstice: khoảng cách giữa các tesserae.
Trên đây là những chia sẻ của Casa Bella về nghệ thuật khảm. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã có thể nắm được mosaic là gì, lịch sử và ứng dụng của nghệ thuật khảm. Gạch mosaic ngày nay trở nên phổ biến trong thiết kế và trang trí nội thất, bạn có ý định mang những tác phẩm nghệ thuật sống động này vào không gian sống? Casa Bella là nhà phân phối độc quyền mosaic của Sicis – thương hiệu Ý nổi tiếng hàng đầu về gạch khảm, sở hữu những tác phẩm mosaic tinh tế, sang trọng, uyển chuyển và lung linh nhất. Liên hệ Casa Bella để biết thêm thông tin!